Khoa Dược

  I,LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:

 

Khoa Dược – Thiết bị y tế thành lập ngày 01 tháng 9 năm 1999. Là một trong những khoa được hình thành ngay khi có quyết định thành lập Bệnh viện, là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện. khoa Dược ngoài công tác về dược còn quản lý toàn bộ vật tư, trang thiết bị y tế. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc Bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong Bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

 

II, CƠ CẤU TỔ CHỨC:

 

Cơ cấu tổ chức và hoạt động khoa Dược thực hiện theo thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 của Bộ y tế quy định về tổ chức và hoạt động khoa dược Bệnh viện.

2.1 Lãnh đạo khoa:

– Phụ trách khoa: DSĐH: Lê Hải Thu

 

2.2  Nhân lực khoa Dược hiện có 06 , trong đó: DSĐH: 05, CĐ: 01

Các bộ phận chính của khoa:

– Nghiệp vụ dược;

– Kho và cấp phát;

– Thống kê dược;

– Dược lâm sàng, thông tin thuốc;

– Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.

III. Chức năng nhiệm vụ

  1. Chức năng:

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc – hóa chất – vật tư y tế có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

2 . Nhiệm vụ:

  1. Lập kế hoạch, cung ứng, quản lý, xuất nhập thuốc, vật tư y tế và hóa chất đảm bảo đủ số lượng, chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị.
  2. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
  3. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
  4. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các QĐ chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.
  5. Tham gia nghiên cứu khoa học và đào tạo.

6.Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.

   *Bộ phận Nghiệp vụ dược

Chức trách, nhiệm vụ:

– Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện.

– Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực hiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện.

–  Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc.

– Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược.

– Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng.

– Đảm nhiệm việc kiểm soát chất lượng thuốc .

* Bộ phận kho cấp phát thuốc

– Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm bảo an toàn của kho.

– Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của kho thuốc, khoa Dược.

–  Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và cấp phát.

– Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.

– Giao thuốc đến các khoa lâm sàng

* Bộ phận Thống kê dược

–  Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác.

– Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc bệnh viện hoặc Trưởng khoa Dược. Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

– Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao trong bệnh viện định kỳ hàng năm (theo mẫu Phụ lục 3, 4, 5, 6) gửi về Sở Y tế, Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh; vào trước ngày 15/10 hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 01/10 đến hết ngày 30/9 của năm kế tiếp) và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.

* Bộ phận dược lâm sàng và thông tin thuốc

– Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh giác dược.

– Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế và người bệnh.

– Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

– Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện; chịu trách nhiệm tính toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều; được quyền xem xét thay thế thuốc (nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn cùng hoạt chất, thuốc trong kho của khoa Dược hết) bằng thuốc tương đương đồng thời thông tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc.

–  Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.

* Hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.

–  Đảm bảo cung ứng đầy đủ , kịp thời và giá cả hợp lý hỗ trợ hoạt động của Bệnh viện.

– Tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh

 

*Thành tích đã đạt được

+ Quản lý đấu thầu mua vật tư và hóa chất sinh phẩm cho toàn Bệnh viện theo quy định.

+ Đã thành lập tổ dược lâm sàng Dược sỹ lâm sàng chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn với các bác sỹ lâm sàng, tư vấn sử dụng thuốc cho bác sỹ, điều dưỡng, giám sát sử dụng thuốc, tổng hợp báo cáo tình hình kháng thuốc, ADR theo quy định . Quản lý và cấp phát thuốc cho các khoa lâm sàng.

+ . Đã thành lập ban quản lý sử dụng kháng sinh, lập danh mục kháng sinh cần yêu tiên quản lý, theo dõi tại bệnh viện

+  Tham gia quản lý kinh tế y tế liên quan đến thuốc, vật tư, hóa chất…

+ Hệ thống kho thuốc đạt GSP: hệ thống kho được trang bị thiết bị bảo quản đầy đủ theo quy định , công tác quản lý được kiểm soát chặt chẽ toàn bộ từ quy trình nhập, bảo quản, cấp phát thuốc và vật tư hóa chất . Thuốc được bảo quản ở điều kiện tối ưu nhất, đảm bảo việc cung ứng thuốc có chất lượng, nhanh chóng, chính xác đến từng người bệnh. Thống kê dược với vai trò theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập, thuốc cấp phát cho nội trú, ngoại trú và các nhu cầu đột xuất khác.

*Định hướng phát triển

  • Tiếp tục phát triển chuyên sâu vào công tác dược lâm sàng, hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Với mô hình lấy người bệnh là trung tâm, tham gia tích cực vào đội ngũ chăm sóc đa ngành bác sĩ – dược sĩ – điều dưỡng, cùng đồng hành tối ưu hiệu quả sử dụng thuốc với những hoạt động, dịch vụ Dược lâm sàng đặc thù, kết hợp giữa lâm sàng, đào tạo và nghiên cứu khoa học
  • Nâng cao chất lượng quản lý sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao trong Bệnh viện.
  • Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác Quốc tế.