- Bại não là tổn thương não không tiến triển gây nên bởi các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai đoạn trước sinh, trong khi sinh và sau sinh đến 5 tuổi.
Bại não biểu hiện chủ yếu bằng các rối loạn về vận động, và có thể các rối loạn đi kèm khác về trí tuệ, giác quan và hành vi.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bại não theo thể lâm sàng
2.2.1. Thể co cứng
(1) Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:
• Tăng trương lực cơ ở các chi bị tổn thương.
• Giảm khả năng vận động riêng biệt tại từng khớp
• Dấu hiệu tổn thương hệ tháp.
• Tăng phản xạ gân xương ở các chi bị tổn thương.
• Có các phản xạ nguyên thuỷ
• Dinh dưỡng cơ : không có teo cơ, co rút tại các khớp
• Cảm giác: có thể có rối loạn điều hoà cảm giác
• TK sọ não: có thể bị liệt.
• Các dấu hiệu khác: đa động gân gót, co rút tại các khớp, cong vẹo cột sống, động kinh
(2) Chậm phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau
2.2.2. Thể múa vờn
(1) Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:
* Trương lực cơ thay đổi lúc tăng lúc giảm ở tứ chi.
* Giảm khả năng vận động thô.
* Có các vận động không hữu ý
* Dấu hiệu tổn thương ngoại tháp: rung giật, múa vờn
* Phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng ở các chi bị tổn thương.
* Có các phản xạ nguyên thuỷ.
* Dinh dưỡng cơ : không có teo cơ, ít co rút tại các khớp
* Cảm giác: có thể rối loạn điều hoà cảm giác
* TK sọ não: có thể bị liệt.
* Các dấu hiệu khác: động kinh, rối loạn nhai nuốt, điếc ở tần số cao
(2) Chậm phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau
2.2.3. Thể thất điều (mất điều phối)
(1) Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:
* Giảm trương lực cơ toàn thân;
* Rối loạn hoặc mất điều phối vận động hữu ý (quá tầm, rối tầm, không thực hiện được động tác tinh vi, rối loạn thăng bằng đầu cổ và thân mình, dáng đi như người say rượu).
* Phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng nhẹ
* Có các phản xạ nguyên thuỷ:
• Dinh dưỡng cơ: không có teo cơ hoặc co rút tại các khớp
• Cảm giác: có rối loạn điều hoà cảm giác
• TK sọ não: có thể bị liệt.
• Các dấu hiệu khác: cong vẹo cột sống, động kinh…
(2) Chậm phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau:
2.2.4. Thể nhẽo (giảm trương lực)
(1) Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:
• Giảm trương lực cơ toàn thân,
• Giảm vận động hữu ý.
• Phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng nhẹ
• Có các phản xạ nguyên thuỷ:
• Dinh dưỡng cơ: không có teo cơ hoặc co rút tại các khớp
• Cảm giác: có rối loạn điều hoà cảm giác
• TK sọ não: có thể bị liệt.
• Các dấu hiệu khác: cong vẹo cột sống, động kinh, có dấu hiệu Babinski.
(2) Chậm phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau:
2.2.5. Thể phối hợp co cứng và múa vờn
(1) Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương giống thể co cứng và múa vờn.
(2) Chậm phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau
3. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
3.1. Vận động trị liệu:
+ Theo các mốc phát triển về vận động thô của trẻ:
Kiểm soát đầu cổ -> Lẫy -> Ngồi -> Quỳ -> Bò -> Đứng -> Đi -> Chạy
+ Theo thể lâm sàng bại não
+ Hoàn thành mốc VĐ trước rồi chuyển sang mốc sau
3.2. Huấn luyện giao tiếp và ngôn ngữ
3.2.1. Huấn luyện kỹ năng giao tiếp sớm
– Mục tiêu của giao tiếp:
+ Xây dựng mối quan hệ với mọi người.
+ Học tập.
+ Gửi thông tin.
+ Tự lập hay kiểm soát được sự việc.
– Huấn luyện về giao tiếp sớm bao gồm:
+ Kỹ năng tập trung
+ Kỹ năng bắt chước
+ Kỹ năng chơi đùa
+ Giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh
+ Kỹ năng xã hội
3.2.2. Huấn luyện các kỹ năng về ngôn ngữ
– Huấn luyện kỹ năng ngôn ngữ:
– Huấn luyện trẻ Kỹ năng hiểu ngôn ngữ
– Huấn luyện trẻ diễn đạt ngôn ngữ.
3.2.2. Huấn luyện kỹ năng nhà trường:
– Kỹ năng trước khi đến đường
– Kỹ năng nhà trường
3.3. Hoạt động trị liệu
• Huấn luyện kỹ năng sử dụng hai tay sớm: Kỹ năng cầm đồ vật, Kỹ năng với cầm
• Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày sớm: Kỹ năng ăn uống, Kỹ năng mặc quần áo, đi giày dép, Kỹ năng vệ sinh cá nhân, Kỹ năng tắm rửa, đánh răng, rửa mặt
• Huấn luyện kỹ năng nội trợ: Kỹ năng đi chợ, tiêu tiền, Kỹ năng nấu nướng
• Huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp: chọn nghề, học nghề cho phù hợp, giao thông.
3.5. Điện trị liệu
3.5.1. Tử ngoại
3.5.2. Điện thấp tần
3.6. Tiêm thuốc dãn cơ
3.7.Thuỷ trị liệu
3.7. Giáo dục: Huấn luyện các kỹ năng giáo dục tiền học đường